Kinh tế học phật giáo

Mô tả ngắn: Hàng chính hãng: Có, Công ty phát hành: NXB Tri Thức, Ngày xuất bản: 2020-05-06 16:03:40, Phiên bản: 2020, Dịch Giả: Thích Thiện Chánh, Loại bìa: Bìa ...
Cập nhật giá lần cuối: 27/11/2023 (145 ngày trước)
Giá sản phẩm: 80.360 ₫
Nơi bán khác:
  • Logo Shopee
  • Logo Lazada

Mã giảm giá

Coupon Mọi ngành hàng

Mọi ngành hàng

Giảm 30% tối đa 30K đơn từ 50K

HSD: 0H - 23H59 18/04

Coupon Áp dụng shop xu hướng

Áp dụng shop xu hướng

Giảm 30% tối đa 50K đơn từ 50K

HSD: 0H - 23H59 19/04

Coupon Mọi ngành hàng

Mọi ngành hàng

Giảm 25K đơn từ 50K

HSD: 0H - 23H59 19/04

Coupon Mọi ngành hàng

Mọi ngành hàng

Giảm 20% tối đa 88K đơn từ 350K

HSD: 0H - 23H59 19/04

Coupon Áp dụng shop chính hãng

Áp dụng shop chính hãng

Giảm 25% tối đa 30K đơn từ 0Đ

HSD: 0H - 23H59 19/04

Coupon Mọi ngành hàng

Mọi ngành hàng

Giảm 30% tối đa 30K đơn từ 50K

HSD: 0H - 23H59 20/04

Sản phẩm tương tự

Thông số sản phẩm

Hàng chính hãng
Công ty phát hành NXB Tri Thức
Ngày xuất bản 2020-05-06 16:03:40
Phiên bản 2020
Dịch Giả Thích Thiện Chánh
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 358

Thông tin sản phẩm

THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Kinh tế học Phật giáo

Tác giả: Clair Brown

Dịch giả: Thích Thiện Chánh

Số trang: 358 trang

Khổ sách: 13x20,5 cm

Loại sách: bìa mềm, có tay gập

Giá bìa: 98.000 VNĐ

GIỚI THIỆU SÁCH

1) Tác giả

Clair Brown là một Giáo sư Kinh tế học và là chủ nhiệm của Trung tâm Việc làm, Kĩ thuật và Xã hội ở trường Đại học California, Berkeley. Là một nhà Kinh tế học tập trung vào sự công bằng trong công việc và kinh tế, bà nguyên là Viện trưởng Viện Quan hệ Công nghiệp (Institute of Industrial Relations) ở Berkeley, và là Chủ tịch Hội đồng Chính sách Giáo dục (Committee on Education Policy), thành viên Ban giám hiệu của trường Đại học California, Berkeley. Bà đang sống tại Richmond, California.
2) Tác phẩm

Chúng ta sống như thế nào và hạnh phúc như thế nào đều do kinh tế tác động. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều phớt lờ việc tìm hiểu kinh tế học, mặc dù nó có một sức mạnh đầy uy lực trong đời sống và tương lai của chúng ta.

Có hai thách thức mang tính toàn cầu lớn nhất của chúng ta, đó là: Trái Đất nóng lên và thu nhập không đồng đều. Những nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu của Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng chúng ta cần phải tránh việc hủy diệt hành tinh này và thay đổi cách sống của chúng ta, nếu không sẽ không còn kịp nữa. Thu nhập không đồng đều giống ở thời đại Kim tiền (Gilded Age), những nhà kinh tế học cảnh báo rằng chính trị biến động sẽ làm gia tăng tình trạng thu nhập không đồng đều.

Cả hai thách thức này đều bị tác động sâu bởi kinh tế. Để vượt qua điều này đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại toàn bộ hệ thống kinh tế, đời sống và những vấn đề liên quan đối với chúng ta. Chúng ta phải học cách để sống hài hòa với thiên nhiên và với mọi người.

Tôi là một nhà nghiên cứu kinh tế ở Đại học California, Berkeley, tôi phát tâm trọn đời quy y Phật giáo đã được mười năm. Vừa là một giáo sư kinh tế, vừa là một người tu tập theo Phật giáo, đôi khi tôi đã rơi vào tình trạng nan giải mất kết nối giữa kinh tế của thị trường tự do và lợi lạc của thế giới chân thật.

Kỉ nguyên này đã cho thấy những sự bất công rất lớn trong kinh tế và sự uy hiếp hủy hoại môi trường, còn đời sống có vài phương tiện phong phú, thoải mái hơn và giảm bớt nghèo khó thì rõ ràng chưa thỏa đáng.

Kinh tế thị trường tự do có vẻ tạo ra hiệu quả kinh tế tối ưu nhất và con người có được nguồn lợi để thỏa mãn đời sống. Trong cách đo lường lợi ích quốc gia, kinh tế chỉ tập trung vào lợi nhuận và tiêu dùng, đồng thời ngăn chặn sự phát sinh lợi ích qua nhiều áp lực để xác định cuộc sống hiện đại của chúng ta.

Liệu một tín đồ Phật giáo có thể quan sát kinh tế, phải chăng trong đó con người được xem là quan trọng hơn sản phẩm, và sống ý nghĩa giá trị hơn sống hoang phí hay không? Tôi đã bắt đầu muốn tìm hiểu chúng.

Khi đang nghĩ về việc làm thế nào để tái cơ cấu kinh tế theo quan điểm Phật giáo thì nguồn cảm hứng ấy được tiếp sức khi tôi bắt đầu tiếp cận Phật giáo với một bậc thầy từ bi và trí tuệ ở tu viện Nyingma tại Berkeley. Sau đó, một thiền đường của Phật giáo Tây Tạng đã được thành lập cách nhà tôi không xa mấy. Chồng tôi và tôi đã sắp xếp công việc đến nghe sư Anam Thubten Rinpoche thuyết giảng (một vị Lama Phật giáo Tây Tạng) và bắt đầu thực hành theo vị thầy này. Khi tôi tiếp cận những khái niệm nhân duyên, từ bi và chánh mạng (làm ăn chân chính), tôi tự hỏi rằng Làm thế nào mà đức Phật đã dạy một con đường kinh tế minh triết như thế?.

Bốn năm trước, tôi đã rất hứng thú dạy cho sinh viên năm thứ hai ở Berkeley về kinh tế học Phật giáo, một phần là để phát triển tư duy của tôi về chủ đề này. Những sinh viên ở đó hăng say đặt câu hỏi về thu nhập không đồng đều, chỉ số hạnh phúc và khả năng bền vững, những điều này đã cho tôi biết cái mà tôi đã hoài nghi: bạn không cần là một chuyên gia kinh tế hoặc là người chuyên tu trong Phật giáo để liên kết với giáo lí bằng lập luận rằng Phật giáo có thể kết nối tâm linh của con người và kinh tế tạo nên lợi ích, hạnh phúc cho nhân loại.

Là một Phật tử và là một giáo sư kinh tế học, tôi tham dự vào bài hợp xướng của những nhà kinh tế đòi hỏi liệu có một con đường cho kinh tế được điều hành bởi tham vọng và động cơ bất chính rồi tuyên bố thách thức với sự tàn phá môi trường, thu nhập không cân đối và khổ đau cá nhân hay chăng?

Giai đoạn cuối những năm 1800 ở Mĩ, lúc mà sự nghèo đói khủng khiếp nằm bên dưới sự giàu có tàn bạo. (ND)

3) Mục lục

Giới thiệu

Xây dựng hạnh phúc

Không có thời gian để lãng phí

Kinh tế học Phật giáo không chỉ dành riêngcho tín đồ Phật giáo hoặc cho những nhà kinh tế học

Thực hành chánh niệm

Hãy cùng nhau tạo nên sự chuyển hóa

Chương 1TẠI SAO CHÚNG TA CẦN MỘT MÔ HÌNH KINH TẾ TOÀN DIỆN

Chương 2KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Ba yếu tố của con đường Phật giáo đối với kinh tế

Hạnh phúc

Hành vi cá nhân trong kinh tế học Phật giáo

Hướng đi cho cộng đồng và quốc gia

Tài sản bên ngoài và tài sản bên trong

Chương 3SỰ TƯƠNG QUAN QUA LẠI GIỮA MỌI NGƯỜI

Để trở nên hạnh phúc

Quá nhiều sự chọn lựa

Lợi nhuận và hạnh phúc

Lợi ích vật chất

Tại sao chúng ta phải lao động quá vất vả?

Diệt trừ khổ đau

Chiến tranh và bạo lực

Luôn nương tựa vào cộng đồng

Trở thành người giải thoát

Chương 4SỰ PHỤ THUỘC CỦA CHÚNG TA VỚI MÔI TRƯỜNG

Sự hưởng ứng chung của cộng đồng

Tác hại của khí thải nhà kính và carbon đen

Vai trò của kĩ thuật công nghệ

Cảnh giác đối với sự biến đổi khí hậu

Nguồn nước ngọt cung ứng bị đe dọa

Tuyệt chủng lần thứ sáu

Giữ chúng trong lòng đất

Khả năng bền vững

Suy nghĩ cho thế hệ tương lai

Thuế chất thải carbon

Giá phải trả cho sự biến đổi khí hậu trong tương lai

Bạn ăn thứ gì và khí thải nhà kính

Dấu chân sinh thái của chúng ta

Khí thải nhà kính hiện tại và trong quá khứ

Tác hại của sự biến đổi khí hậu

Hiệp ước chung và càng phải hơn thế

Chương 5TÀI SẢN CỦA CẢ NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO

Chia sẻ phúc lợi toàn cầu

Giàu có và lợi ích không cân đối trên toàn cầu

Có vấn đề bất công ở những nước giàu không?

Mỗi quốc gia chọn mỗi kiểu bất công

Những nỗ lực toàn cầu có thể làm giảm thiểu khổ đau

Đi vào khủng hoảng nóng lên toàn cầu

Tăng trưởng kinh tế cứu nguy được chăng?

Kết luận

Chương 6THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Phương pháp đo lường vượt xa hơn cả GDP

Cái gì sai trong GDP?

Ba phương thức đo lường hiệu quả kinh tế toàn diện 235

Tìm ra con số chính xác

Chỉ số phát triển chân thật vàChỉ số đời sống tốt đẹp

Kết luận

Chương 7ĐÓN NHẬN KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

Thuế và chuyển đổi

Nông nghiệp bền vững

Đo lường và chuyển hóa

Hòa bình và thịnh vượng

Sản xuất xanh và sản phẩm xanh

Tiền lương và cuộc sống cân bằng

Sống tỉnh thức bằng tình thương yêu, từ bi và trí tuệ

Hợp tác và hành động

Lời cảm ơn

4) Điểm nhấn

Tác phẩm này sẽ làm lay chuyển quan điểm thế giới của ta và giúp tâm hồn xung động của ta an tịnh. Đây là một sự cảnh tỉnh rằng Kinh tế học hoàn toàn thú vị hơn cả hình thức tối giản mà chúng ta học được ở những trường đại học, đồng thời tôn giáo cống hiến cho đời sống hằng ngày của chúng ta nhiều hơn so với điều mà chúng ta thỉnh thoảng tưởng tượng đến (Bill McKibben, tác giả cuốn EAARTH, người sáng lập )

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Từ khóa