Ma thuật của truyện kể tự sự học và những diễn giải văn học việt nam hiện

Mô tả ngắn: Công ty phát hành: An Nam Books, Ngày xuất bản: 2021-10-01 09:32:21, Phiên bản: bìa mềm, Loại bìa: Bìa gập, Số trang: 450, Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản ...
Cập nhật giá lần cuối: 29/03/2024 (1 ngày trước)
Khuyến mãi 20% Tiết kiệm ngay 32.000 ₫
Giá sản phẩm: 128.000 ₫ 160.000 ₫
Nơi bán khác:
  • Logo Shopee
  • Logo Lazada

Sản phẩm tương tự

Thông số sản phẩm

Công ty phát hành An Nam Books
Ngày xuất bản 2021-10-01 09:32:21
Phiên bản bìa mềm
Loại bìa Bìa gập
Số trang 450
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

Thông tin sản phẩm

Ma Thuật Của Truyện Kể: Tự Sự Học Và Những Diễn Giải Văn Học Việt Nam Hiên Đại

Tự sự (narrative) là phạm vi rộng lớn và quan trọng bậc nhất trong các hoạt động giao tiếp của loài người. Ở đâu có hoạt động kể, thông báo, có thể là chi tiết hoặc khái lược thì ở đó có tự sự. Tuy nhiên, tự sự học được hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn nhất là bộ môn nghiên cứu các văn bản tự sự, nghiên cứu bản chất, hình thức và các hoạt động hành chức của chúng. Tự sự học còn được hiểu theo nghĩa rộng và hẹp, tuy nhiên, để tránh rắc rối, tôi sẽ giải thích một cách ngắn gọn về sự khu biệt giữa tự sự học kinh điển và hậu kinh điển.

Nếu văn bản tự sự (truyện kể) là sự cụ thể hóa của các nguyên tắc, thủ pháp, cách thức của một hoạt động trần thuật nào đó thì tự sự học kinh điển tập trung vào cấu trúc bên trong của tự sự nói chung. Tự sự học kinh điển nghiên cứu hệ thống cấu trúc và các hình thức, tầng bậc của tự sự nói chung, hướng tới việc xây dựng một mô hình mẫu của tự sự. Nghĩa là các văn bản cụ thể chỉ là sự biểu hiện lệch chuẩn so với một mô hình mẫu nào đó. Ở đây, tự sự học kinh điển không nghiên cứu tác phẩm mà nghiên cứu ngữ pháp, nghiên cứu các nguyên tắc tạo ra văn bản, khám phá cấu trúc diễn ngôn, nghiên cứu hình thức và chức năng của tác phẩm tự sự, nghiên cứu mô hình tạo nghĩa, nghiên cứu logic của hệ thống sự kiện, nghiên cứu chức năng, vai hành động của nhân vật, chuỗi hành động logic tạo thành cốt truyện, nghiên cứu người kể chuyện, điểm nhìn, các thủ pháp kiến tạo thời gian, không gian, phương thức trần thuật. Như thế, phương pháp tiếp cận của tự sự học kinh điển là phương pháp nội quan, chỉ tập trung vào cấu trúc bề sâu của văn bản tự sự.

Qua thời gian, các đại biểu của tự sự học nhận ra rằng, cấu trúc bề sâu đó mâu thuẫn với bản chất cụ thể, sinh động, cảm tính và tính không lặp lại (độc đáo) của nghệ thuật. Tự sự học rơi vào khủng hoảng dù nó có đầy đủ phẩm chất của một ngành khoa học. Vì thế, tự sự học hậu kinh điển là một con đường khắc phục những hạn chế đó của tự sự học kinh điển (hay còn gọi là tự sự học cấu trúc) và phương pháp tiếp cận nội tại.

Tự sự học hậu kinh điển với việc thu nạp vào trong bản thân nó các yếu tố ngoài văn bản mà giới nghiên cứu gọi là phương pháp tiếp cận ngữ cảnh (contextual approach). Nó cho phép nhà nghiên cứu tự sự xem xét văn bản không chỉ từ các yếu tố cấu trúc bề sâu (cấu trúc văn bản nội tại) mà còn phải đặt trong sự tương quan với các phương diện xã hội, lịch sử và ngữ cảnh đặc thù. Với đặc điểm này, tự sự học hậu kinh điển khắc phục được khiếm khuyết, vượt qua sự trói buộc của cấu trúc khép kín và mở ra ngày càng phong phú với sự kết hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Văn bản tự sự giờ đây được xem xét trong các tầng bậc giao tiếp của cấu trúc và đặt trong hoạt động tiếp nhận của người đọc cũng như được lí giải từ nhiều điểm quy chiếu khác nhau. Vì thế, hiện nay chúng ta có thể thấy tự sự học xuất hiện với rất nhiều cái tên ghép: tự sự học tu từ, tự sự học lịch sử, tự sự học nhân học văn hóa, tự sự học tri nhận, tự sự học phê bình sinh thái, tự sự học nữ quyền luận, tự sự dân tộc họ Biên giới của tự sự học được mở rộng, khiến cho ngành nghiên cứu này phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Từ khóa